Phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả tạo nền tảng tốt để tiến tới đầu tư

0
528

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân là sử dụng một hệ thống kế hoạch để quản lý tài chính của cá nhân mỗi người bao gồm việc theo dõi, đánh giá, điều chỉnh hành vi sử dụng tiền bạc bao gồm: việc phân bổ ngân sách thu nhập, tiết kiệm, đầu tư bảo hiểm, lập khoản dự trù rủi ro và kế hoạch gia tăng nguồn vốn.

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân trở thành một kỹ năng thiết yếu bên cạnh việc tạo ra thu nhập, vì thế có rất nhiều người bỏ rất nhiều thời gian để tìm kiếm một phương pháp phù hợp và lập kế hoạch tài chính để phục vụ cho các mục tiêu của họ. Biết tạo ra thu nhập nhưng phải biết cách quản lý, sử dụng và đầu tư số tiền đó như thế nào cũng tác động không nhỏ đến cuộc sống của bạn.

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân: Lựa chọn phương pháp hay nhưng phải phù hợp với bản thân và tình hình tài chính – thu nhập của từng người

Sử dụng phương pháp quản lý tài chính cá nhân là áp dụng những quy tắc tài chính lên quyết định về tài chính như phân chia các khoản tiền, kiểm soát chi tiêu, tiết kiệm, tính toán đầu tư số tiền của mình. Những phương pháp này không đơn giản  như việc bạn chỉ cần lập ra và thực hiện theo như kế hoạch và các mức chi tiêu đã định sẵn. Nó đòi hỏi sự luyện tập, cải thiện hành vi theo thói quen đã lâu trước đó của bạn, bắt buộc bạn phải chi tiêu dựa theo hạn mức đã đặt ra và cả sự đấu tranh tâm lý, vượt qua cám dỗ từ những cửa hàng bán lẻ, biển hiệu “Sale up”…

ghi chép quản lý chi tiêu

Những phương pháp quản lý nổi tiếng trên thế giới dù được giới tài chính công nhận, nhưng chỉ là những quy tắc giúp bạn hình dung cách bạn sẽ quản lý số tiền mình đang có ra sao, “xóa tan” mông lung của những ai đang sử dụng không có mục đích. Vì vậy,  bạn phải điều lựa chọn và điều chỉnh phương pháp đó một cách linh hoạt theo thu nhập và các khoản phải chi trả thực tế của bản thân.

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân không phải để bạn chi tiêu “tằn tiện” từng xu một hay làm bạn từ chối một buổi ăn chỉ để thưởng cho bản thân mà giúp bạn tự do về tài chính bằng việc chi tiêu hợp lý đúng với kế hoạch và hạn mức đã đặt ra sao cho cân bằng. Mục đích cơ bản của việc quản lý là kiểm soát hành vi và đảm bảo chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được và cơ hội tiếp cận đến các khoản đầu tư hơn.

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân: Người có thu nhập không cao thì nên quản lý tài chính như thế nào?

Những định kiến sai lầm về việc sử dụng phương pháp quản lý tài chính cá nhân là “Chưa có nhiều tiền thì cần gì phải quản lý?”, “Những ai giàu mới cần tới những phương pháp này”…Đó là những tư duy sai lầm của không ít người hiện nay. Bạn phải hiểu một điều là thu nhập càng thấp thì càng phải quản lý để cuộc sống tài chính của bạn “dễ thở”, không còn phải “chật vật” xoay sở với các vấn đề về tiền bạc hàng ngày. Thậm chí còn để ra một khoản tiết kiệm nhờ vào những phương pháp quản lý khoa học này.

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân giúp bạn đánh giá được tình hình “sức khỏe tài chính” mạnh hay yếu, từ đó cân đối, phân bố thu nhập và dòng tiền hợp lý dựa trên những quy tắc:

  • Đặt mục tiêu và tuân thủ quy tắc
  • Hãy để ra các khoản đầu tư và đừng quên nghĩ tới việc mua bảo hiểm cho chính bản thân bạn
  • Nói không với tín dụng và vay nợ: Sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán là bạn đang vay nợ để trả cho món hàng ở hiện tại nhưng bạn phải đối mặt với khoản nợ cộng dồn lãi suất tạo nên áp lực không nhỏ sau là thật. Hãy chi tiêu trong khả năng của bạn!
  • Sử dụng tiền vào những mục đích hợp lý, đừng chỉ  thỏa mãn niềm vui nhất thời: Mọi chi tiêu của bạn đều nên giới hạn ở khoản có trong dự định và thật sự có mục đích.

phương pháp quản lý tài chính cá nhân củng cố sức khỏe tài chính

Bạn có thể tham khảo thêm các phương pháp quản lý tài chính cá nhân như:

  • Quy tắc 50/20/30
  • Quy tắc JARS
  • Quy tắc KAKEIBO

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân: Tiết kiệm là yếu tố tất yếu nhưng không thể củng cố “sức khỏe tài chính” một cách nhanh chóng!

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân để tích luỹ và giàu có hơn, đẩy nhanh quá trình tiếp cận đến những mục tiêu trong cuộc sống kịp với tốc độ của lạm phát. Xu hướng hướng thị trường luôn liên tục thay đổi và phát sinh những vấn đề rủi ro đòi hỏi mỗi người phải có nền tảng về tài chính vững chắc. Có 4 nhóm mục đích sống được thống kê như sau:

  1. Đảm bảo cuộc sống liên tục, bền vững
  2. Các mục tiêu trung – dài hạn: mua nhà, kinh doanh
  3. Chất lượng cuộc sống về chăm sóc sức khỏe, an tâm hưu trí
  4. Tích lũy tài sản

Vì thế, tiết kiệm là nền tảng tốt để bạn có khoản tiền để dành và có vốn để đầu tư. Nhưng tiết kiệm không thể giúp bạn hoàn thành các mục tiêu đã đạt ra một cách nhanh chóng được. Sử dụng khoản tiền nhàn rỗi một cách thông minh là đầu tư vào phương tiện đầu tư phù hợp để từng bước tiếp cận đến sự tự do về tài chính.

 

Việc hoạch định tài chính mang tính chất dài hạn để củng cố tài chính ở hiện tại, làm tiền đề vững chắc cho tương lai.

Bài trước5 Cuốn sách quản lý tài chính cá nhân giúp bạn thay đổi tư duy về tiền
Bài tiếp theoĐầu tư chứng khoán- Các khái niệm cơ bản cần biết cho người mới bắt đầu

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây